Khi thiết kế biệt thự ngoài hình thức đẹp thì công năng sử dụng mà trong đó có phong thủy phải được ưu tiên hàng đầu.
Thiết kế phong thủy biệt thự là phải thiết kế phong thủy cho toàn bộ tổng thể khu đất đến từng vị trí trong ngôi biệt thự.
1/ Tổng thể khu đất:
– Hướng khu đất: tùy theo khu đất có hướng khác nhau mà chúng ta chọn vị trí để xây dựng trong khu đất đó nhằm đón hướng gió tốt, nắng tốt và tránh hướng gió xấu,nắng xấu.
+ Ví dụ: Đất hướng Nam thì chúng ta xây nhà phía trước và trồng cây xanh, sân vườn phía sau nhà. Trường hợp đất hướng Tây thì chúng ta trồng cây cảnh, sân vườn trước nhà, phía sau khu đất chúng ta chọn để xây nhà.
– Bố trí sân vườn, cây cảnh phải đúng cách, đúng chủng loại nhằm đảm bảo an toàn, sạch sẽ; hồ nước đúng vị trí,…
2/ Ngôi nhà biệt thự:
– Hướng nhà: cần đặc biệt chú ý hướng nhà. Hướng nhà là quan trọng nhất trong phong thủy, cũng như câu:
“cưới vợ hiền hòa – xây nhà hướng Nam”. Từ xưa đến nay, ở Việt Nam chúng ta khi xây nhà thì luôn đặt nhà quay về hướng Nam đó là do đặc điểm khí hậu, cụ thể là để đón hướng gió Nam, gió Đông Nam và Tây Nam vào nhà vì đây là gió tốt. Còn trường hợp mặt tiền nhà là hướng xấu (hướng khác) thì chúng ta phải bố trí các phòng chức năng quay về hướng tốt, như vậy chúng ta vẫn có thể có căn nhà tốt về phong thủy.
– Môi trường tự nhiên: cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng vì có tiếp xúc tự nhiên thì con người mới có sự phát triển hài hòa với thiên nhiên, xét cho cùng thì con người cũng là một sinh vật. Do đó, yếu tố tự nhiên không thể tách rời. Tức là căn nhà phải có nắng gió tự nhiên thì mới tốt được. Cụ thể:
+ Ví dụ: phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, bếp… phải có cửa sổ mở đón gió, đón nắng được.
– Không gian sử dụng: việc bố trí không gian, công năng sử dụng hợp lý là một yếu tố rất cần thiết vì nếu bố trí sai sẽ dẫn đến việc khó sử dụng, gây sự chồng chéo trong lưu thông đồng thời bị ảnh hưởng lẫn nhau khi sử dụng. Ví dụ: phòng khách là khu động, còn phòng ngủ là khu tỉnh phải bố trí cách biệt nhau.
– Màu sắc: mặc dù màu sắc thường do sở thích của chúng ta, nhưng không phải cứ thích là sử dụng thật nhiều màu sẽ gây rối (loạn màu), mà chúng ta phải đi theo những tông màu chủ đạo.
+ Ví dụ: chúng ta thích màu đỏ (màu nóng) thì chúng ta chọn màu đỏ làm chủ đạo, những màu sử dụng chung trong phòng là màu cam hay màu hồng sẽ hợp lý vì đây đều là màu nóng.
+ Ví dụ: chúng ta thích màu xanh dương (màu lạnh) thì chúng ta nên chọn các tông màu kèm theo là màu xanh lá hoặc màu tím vì đây đều là màu lạnh.
* Chú ý: màu sắc nên sử dụng màu nhạt, nhẹ nhàng cho nội thất phòng; chỉ một số chi tiết nhỏ, làm điểm nhấn thì sử dụng màu đậm.
– Vật dụng trang trí:
+ Cần đảm bảo sự an toàn ,tránh góc nhọn hoặc treo lơ lững dễ va chạm hoặc rơi rớt gây ảnh ảnh hưởng cho con người khi sử dụng.
+ Tỉ lệ với không gian phòng: ví dụ: tùy theo không gian phòng lớn thì treo ảnh lớn, không gian phòng nhỏ thì treo ảnh nhỏ, chứ không thể làm ngược lại (trừ trường hợp làm điểm nhấn nghệ thuật).
+ Phụ thuộc sở thích, kỷ niệm, ký ức của người sử dụng. Đây là trường hợp rất đặc biệt mà không quy tắc nghệ thuật nào.
– Phong tục tập quán: tùy theo từng vùng miền có phong tục tập quán sinh sống khác nhau.
+ ví dụ: người dân miền Tây Nam Bộ sinh sống gần sông nước nên thường cất nhà sàn, nhà bè nổi trên sông.
– Truyền thống gia đình: truyền thống nhà xưa hình chữ đinh thể hiện sự chân chất, mộc mạc, cuộc sống em đềm nhưng đòi hỏi mặt tiền nhà lớn. Ngày nay, nhà ống, nhà phố… mặt tiền nhà nhỏ thường là 5 mét, không còn nét truyền thống, rất ngột ngạt, không thông thoáng… phong thủy kém.
– Sở thích: tùy theo sở thích hoặc công việc khác nhau sẽ có cách bố trí không gian ở khác nhau.
+ Ví dụ: Có người thích ở phòng khách suốt ngày, có người thích ở bếp thường xuyên để nấu nướng nhiều, người rãnh rỗi chăm sóc hoa kiểng thì suốt ngày ở ngoài vườn, người viên chức thì suốt ngày ở cơ quan chỉ tối về thì thường là phòng ngủ quan trong nhất.
– Thể trạng: chiều cao hay cân nặng con người cũng ảnh hưởng đến cách bố trí các phòng ở.
+ Ví dụ: người mập sẽ thường thích lạnh hơn người gầy. Do đó, căn phòng dành cho người mập thường phải có gió nhiều, cửa sổ lớn; còn người gầy thì căn phòng cần ánh nắng chan hòa vừa phải…
– Giới tính: Nam và nữ luôn có sở thích, sinh hoạt… khác nhau. Chính vì thế mà căn phòng dành cho một người nam hoặc người nữ đương nhiên phải khác nhau.
+ Ví dụ: Căn phòng cho nam thường sơn màu xanh, cho nữ sơn màu hồng…
Trên đây là một số vấn đề về phong thủy cho căn biệt thự.
Người viết: Kts.Nguyễn Văn Nhi./.
* * * * * * * * * * * * * * * *
Phương châm của chúng tôi “không gian ở phong thủy hoàn hảo” đem đến sự thoải mái đến tột cùng.
Đt: 0942.139.646
Cty: KIẾN TRÚC KHÍ HẬU
Web: kientruckhihau.com