Kiến trúc phong thủy ngày xưa là một phương pháp thiết kế kiến trúc dựa trên các nguyên tắc của phong thủy, là nghệ thuật của công việc sắp xếp không gian để tạo ra một môi trường sống và làm việc tích cực và cân bằng. Nguyên lý chính của kiến trúc phong thủy ngày xưa là sự cân bằng giữa “âm” và “dương” – hai nguyên tắc cơ bản trong phong thủy.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kiến trúc phong thủy ngày xưa không phải là một khoa học chính thống và không có bằng chứng khoa học nào chứng minh sự hiệu quả của nó. Nó chỉ là một phương pháp thiết kế kiến trúc dựa trên nguyên tắc phong thủy truyền thống và thường được áp dụng với mục đích tạo ra một không gian sống và làm việc cân bằng và hài hòa.
Khoa học ngày nay đã thay thế phong thủy bởi khí hậu vì phong thủy là gió và nước, là hai yếu tố thuộc về khí hậu. Các yếu tố phong thủy như hướng nắng, hướng gió, vị trí, địa hình,… đều là các yếu tố khí hậu.
Như vậy,kiến trúc phong thủy ngày nay là kiến trúc khí hậu
Dưới đây là một số nguyên tắc phong thủy – khí hậu cơ bản cần lưu ý khi thiết kế kiến trúc:
1/ Hướng nhà:
Hướng nhà là yếu tố quan trọng nhất trong phong thủy. Nhà cần được thiết kế để đón ánh sáng và gió tốt nhất.
Hiện nay, gió được đo lường cụ thể bằng biểu đồ hoa gió chứ không mơ hồ hoặc không xác định rỏ ràng như trước đây.Từ biểu đồ hoa gió, chúng ta dễ dàng biết được hướng gió và lượng gió nhiều hay ít, tốt hay xấu để bố trí đón gió hoặc tránh gió trong từng vùng khí hậu. Đồng thời hướng cũng giúp ta đón nắng ấm và tránh nắng nóng.
Ví dụ: từ biểu đồ hoa gió trên ta biết được:
- Hà nội ( miền Bắc): có gió hướng Đông Nam rất mạnh và lượng gió nhiều nhất trong năm.
- Đà Nẵng ( miền Trung): Có gió hướng Đông mạnh và lượng gió nhiều nhất trong năm, kế đến là hướng Nam lượng gió cũng tương đối nhiều, ít hơn một chút là hướng Tây Nam, các hướng khác ít gió.
- TP. Hồ Chí Minh ( miền Nam): có gió hướng Đông Nam mạnh và lượng gió nhiều vào các tháng 3,4,5. Nhưng sang tháng 7,8,9 thì hướng gió mạnh và nhiều là hướng Tây và Tây Nam.
2/ Vị trí địa lý:
Xây dựng ở vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới hay hàn đới sẽ có các hình thức kiến trúc, cách cấu tạo xây dựng khác nhau.
Ví dụ:
– vùng nhiệt đới, ôn đới thì xây nhà chống nóng.
– Vùng hàn đới thì xây nhà chống lạnh.
3/ Địa hình:
Địa hình cũng ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà. Những ngôi nhà được xây dựng trên địa hình cao sẽ đón gió tốt hơn vùng có địa hình thấp. Vùng thấp như thung lũng hoặc hướng khuất gió của đồi núi thường rất không tốt vì vùng này là vùng gió quẩn.
4/ Màu sắc:
Màu sắc có màu nóng và màu lạnh, màu trung tính….
Màu sắc không làm thay đổi nhiệt độ môi trường, nhưng màu sắc tác động đến tâm lý, sở thích ,thói quen, cảm nhận của con người. Màu nóng như: đỏ, cam, vàng làm chúng ta cảm thấy nực nội, màu này thường để trang trí cho những nhà vùng hàn đới.
Ngược lại, màu lạnh như: màu xanh, màu tím làm chúng ta cảm thấy mát mẽ, dễ chịu hơn, thường sử dụng để trang trí cho các công trình vùng có khí hậu nóng.
5/ Vật liệu:
Vật liệu cũng là yếu tố quan trọng trong kiến trúc, ảnh hưởng đến sự cảm nhận khó chịu hay thoải mái. Vật liệu có khả năng hấp thụ hoặc không hấp thụ năng lượng, nhiệt độ môi trường, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt của con người .
Đá tạo sự cổ kính
Màu trắng tạo sự trang trọng, quý phái
6/ Bố trí:
Sự bố trí các không gian chức năng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong công trình. Từ một miếng đất có hướng xấu, chúng ta vẫn có thể bố trí các phòng chức năng có hướng tốt, từ đó sẽ tạo nên công trình có phong thủy tốt.
Ví dụ: Trong nhà ở có các phòng chức năng là phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh.v.v.. Chúng ta phải bố trí sao cho phòng khách, phòng ngủ phải ở đầu gió, đón được gió tốt và có tầm nhìn đẹp, tiếp cận cây xanh, sân vườn; trong khi đó phòng bếp và vệ sinh nên đặc cuối hướng gió, thoáng nhưng không cần phải tiếp xúc sân vườn v.v..
Tóm lại, để áp dụng phong thủy trong thiết kế kiến trúc hiện nay, cần phải hiểu rõ đặc điểm khí hậu vùng miền.
Phương châm của chúng tôi “không gian ở phong thủy hoàn hảo” đem đến sự thoải mái đến tột cùng.
Kts. Nguyễn Văn Nhi.
Đt: 0942.139.646
Cty: KIẾN TRÚC KHÍ HẬU
Web: kientruckhihau.com