KIẾN TRÚC KHÍ HẬU TƯƠNG LAI (PHẦN 2)

Kiến trúc khí hậu tương lai là những công trình kiến trúc phù hợp với khí hậu trong tương lai mà các nhà khoa học đã dự đoán là vô cùng khắc nghiệt.

Với sự gia tăng nhiệt độ của quả địa cầu như hiện nay, các nhà khoa học dự đoán trong vài năm tới mực nước biển sẽ dâng cao. Từ đó, diện tích mặt nước trên toàn cầu tăng và diện tích lục địa giảm, một số thành phố có thể chìm xuống đáy đại dương.

Để góp phần vào sự phát triển và sự thích nghi của nhân loại vào môi trường. Các kiến trúc sư đã có những ý tưởng về những công trình trên mặt nước nhằm đáp ứng hai vấn đề lớn diện tích mặt nướcnhiệt độ toàn cầu tăng

I/ THẾ GIỚI:

Thành phố Oceanix. Công ty kiến trúc BIG của Bjarke Ingels đã công bố ý tưởng về một thành phố nổi dành cho 10.000 người, nhằm hỗ trợ cho người dân thoát khỏi những đe dọa từ thời tiết khắc nghiệt và mực nước biển dâng cao.

 Self sustainable Floating Pavilion (nhà nổi tự bền vững) Rijnahven Rotterdam

Các kiến trúc sư thành phố Rotterdam đã phát triển một bộ cấu trúc nổi tự bền vững vào năm 2013, kế hoạch này cũng nằm một phần trong tham vọng thích nghi với mực nước biển ngày càng dâng cao.

Công trình hoạt động dựa vào năng lượng mặt trời và các cấu trúc của nó làm bằng nhựa ETFE chống ăn mòn, nhẹ hơn 100 lần so với thủy tinh

II/ VIỆT NAM

1/ Kiến trúc sông nước:

Khi diện tích mặt nước tăng lên thì đòi hỏi các công trình kiến trúc càng có những đặc điểm thích nghi với vùng sông nước.

Người dân vùng sông nước cũng không hề gặp trở ngại do điều kiện tự nhiên sông ngòi đã có từ lâu. Các công trình, nhà cửa trên sông không còn xa lạ, mà nó trở thành cuộc sống của cư dân sông nước.

Đây là đặc điểm quan trọng nhất của kiến trúc Việt  Nam đã có trong quá khứ và sẽ phát triển mạnh trong tương lai

Tuy nhiên đòi hỏi phải được quy hoạch cụ thể để tạo nên kiến trúc đẹp và bền vững!

2/ Kiến trúc phun sương:

Khi nhiệt độ tăng cao, thì chúng ta có thể dùng hệ thống phun sương để làm tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ. Đây là hình thức phổ biến nhất mà không gian sử dụng vẫn còn tiếp xúc với bên ngoài thay vì phải sử dụng hệ thống làm lạnh đóng kính không gian.

 

3/ Kiến trúc cách nhiệt:

–   Vật liệu kiến trúc phải thay đổi bởi những vật liệu lâu bền và trọng lượng nhẹ đồng thời phải có khả năng cách nhiệt như vật liệu Rockwool, xốp EPS,…và một số vật liệu khác.

Vật liệu Rockwool

 

Xốp EPS

–  Cấu tạo kiến trúc cách nhiệt cho mái và tường

Cấu tạo cách nhiệt mái

Cấu tạo cách nhiệt tường

Tóm lại, trong tương lai khi khí hậu biến đổi theo hướng nhiệt độ tăng và mặt nước tăng thì kiến trúc phải tạo ra những công trình tồn tại được trên mặt nước kết hợp phải cách nhiệt được. Đó mới là giải pháp kiến trúc lâu dài trong tương lai./.

Người viết: Kts.Nguyễn Văn Nhi

* * * * * * * * * *

Phương châm của chúng tôi “không gian ở phong thủy hoàn hảo” đem đến sự thoải mái đến tột cùng.

Đt: 0942.139.646

Cty: KIẾN TRÚC KHÍ HẬU

Web: kientruckhihau.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *